Thuốc được tinh chiết từ bài thuốc gia truyền với 200 năm lịch sử

Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh được bào chế dựa theo bài thuốc lâu đời do Nhà thuốc 200 năm lịch sử – Đức Thịnh Đường nghiên cứu và phát triển. Bài thuốc đã trải qua nhiều lần tinh chỉnh hóa, mang lại hiệu quả rất tốt đối với người dùng, nhiều năm liền đạt vị trí số 1 về số lượng sản phẩm bán ra.

Thuốc được tinh chiết từ bài thuốc gia truyền với 200 năm lịch sử
Thuốc được tinh chiết từ bài thuốc gia truyền với 200 năm lịch sử

Trong bài viết này, mời bạn tìm hiểu về lịch sử 200 năm phát triển cũng như các đời lương y của nhà thuốc Đức Thịnh Đường.

200 năm lịch sử phát triển nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Y ĐỨCUY TÍN là 2 điều đã tạo nên truyền thống lâu đời của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường suốt hơn 200 năm qua. Cụ Tổ thuốc Đời thứ nhất của dòng họ – Lương y Ngô Đình Huấn răn dạy con cháu đời sau “Bệnh tình của con người là vô kể, thầy thuốc tài giỏi đến mấy cũng không thể chữa hết. Phàm khi gặp bệnh tình tự mình thấy không chữa được thì đừng tham tiền nhận chữa mà mang tội thất đức. Xem mạch thăm khám cẩn thận, thấy khả năng mình chữa được mới kê đơn bán thuốc”.

Nhớ lời lương y, con cháu và nhân viên nhà thuốc đã không ngừng học tập chuyên môn, trau dồi y đức, phấn đấu để nhà thuốc đông y Đức Thịnh Đường trở thành địa chỉ đáng tin cậy của bà con gần xa cả nước.

Nhà thuốc Đức Thịnh Đường được nhiều người bệnh gần xa biết đến nhờ hiệu quả chữa các bệnh mãn tính như: mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi tay, chân, thân mình; tiểu dầm, tiểu không tự chủ, các bệnh tiểu buốt, tiểu rắt; bệnh viêm xoang; bệnh ho dai dẳng lâu ngày; bệnh viêm da cơ địa, dị ứng mẩn ngứa; bệnh xương khớp,…

Lễ kỉ niệm 200 lịch sử của nhà thuốc Đông y Đức Thịnh Đường

Các đời lương y Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Cụ Tổ đời thứ nhất, người đặt nền móng đầu tiên cho nghề y của dòng họ Ngô là cụ Lương y Ngô Đình Huấn. Cụ sinh năm 1795, làm thuốc được hơn 40 năm rồi truyền lại cho con trai là Lương y Ngô Đình Đạt, còn gọi là cụ Phong Công. Cụ Phong Công là một trong những Lương y có tiếng thời bấy giờ được Đức Vua sắc phong.

Năm 1891, cụ Phong Công qua đời, truyền lại nghề cho con trai là Lương y Ngô Đình Chí. Cụ Ngô Đình Chí là một trong những danh nhân của tỉnh Thanh Hóa được Nhà nước công nhận. Cụ đỗ Tiến sĩ năm 1910 và từng làm quan dưới triều vua Khải Định, sau từ quan về làm thuốc tại quê nhà.

Cụ Ngô Đình Chí làm thuốc được hơn 20 năm rồi mất và truyền lại nghề cho Lương y Ngô Đình Tường. Cụ Ngô Đình Tường qua đời năm 1953 và con trai cụ là Lương y Ngô Đức kế nghiệp. Lương y Ngô Đức nổi tiếng là người giỏi Nho học và thông thạo tiếng Pháp. Cụ có công sưu tầm, tập hợp tất cả phương thuốc gia truyền của các đời cha ông để lại, đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh và viết thành sách truyền lại cho đời sau như: “Trung y luận cứ”, “Nhi khoa thực nghiệm”.

Cụ là người cha đã hết lòng đào tạo và truyền dạy cho con trai là Lương y Ngô Trí TuệGiám đốc Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hiện tại.

Tìm hiểu thêm về Lương y Ngô Trí Tuệ tại đây >>> Giới thiệu về Lương y Ngô Trí Tuệ

Lương y Ngô Trí Tuệ – Giám đốc Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường

Tiếp nối truyền thống cha ông, Lương y Ngô Hoài Mỹ – trưởng nữ của Lương y Ngô Trí Tuệ – đã theo học và tốt nghiệp loại xuất sắc tại Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, Lương y Ngô Hoài Mỹ đang phụ trách chuyên môn phòng khám của Nhà thuốc, không những kế thừa truyền thống gia đình mà còn bổ sung những kiến thức của Tây y, bào chế ra nhiều bài thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo hiệu quả, được nhiều người xa gần biết đến và kính trọng.

Trải qua hơn 200 năm đồng hành cùng nền Y học cổ truyền Việt Nam, Nhà thuốc Đức Thịnh Đường đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người Việt. Lương y Ngô Trí Tuệ đã, đang và sẽ luôn giữ vững truyền thống yêu nghề, yêu nước của gia đình, kế thừa và phát huy vốn quý của Y học cổ truyền để điều trị, chữa lành bệnh cho nhân dân trên khắp cả nước.

Bạn có thể đọc chi tiết tại bài viết >>> Giới thiệu về Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường

Bài viết này có hữu ích không?

Leave A Reply